CÔNG DỤNG GẠO LỨC Mạnh vì gạo lức: Gạo Lức giúp thân thể khoẻ mạnh

CÔNG DỤNG GẠO LỨC
Mạnh vì gạo lức: Gạo Lức giúp thân thể khoẻ mạnh
Nước gạo lức, thần dược
Tác giả: Ngọc Bảo

 
Tôi vốn là người rất “kỵ” thuốc, thuốc Tây, thuốc Nam hay thuốc Bắc gì cũng vậy. Có lẽ cũng vì ấn tượng hồi nhỏ để lại, mỗi lần tôi bị cảm mẹ tôi thường hay nghiền những viên aspirin vừa đắng, vừa chua pha vào nước đường đưa cho tôi uống, vì tôi không biết uống thuốc viên. Mỗi lần như vậy tôi phải nhăn mặt nhíu mày, lấy hết can đảm mới nuốt hết được thứ nước vừa đắng, vừa chua, lại vừa ngọt đó. Cũng may là một năm mưa nắng hai mùa tôi ít khi bị cảm gió, cảm nắng gì nhiều. Đến khi lớn lên, cũng không biết từ lúc nào tôi bắt đầu tập uống thuốc viên,

cũng phải “trầy da tróc vẩy” lắm, mỗi lần để viên thuốc vào cổ là mỗi lần hồi hộp, chỉ sợ nó không chịu trôi đi theo ngụm nước lọc mà cứ nằm ăn vạ, đình công ở đó để cái lưỡi phải nếm đủ vị cay đắng mùi đời cho thêm tê tái. “Tốt nghiệp” được màn uống thuốc viên thì một ngày đẹp trời trong khi đang du học ở Nhật, tôi khám phá ra một chứng bệnh đau bụng, không biết là thật hay là giả, nhưng nghe chị bạn cùng cư xá dọa non dọa già về chứng đau gan, tôi sợ quá đành đánh liều đi nhà thương xin khám cho chắc ăn. Thế là một màn thử test được diễn ra, tôi phải nhịn một số thức ăn trong một tuần để bụng dạ được sạch sẽ trước khi thử nghiệm. Vừa mới qua Nhật không được bao lâu, tài nấu ăn rất là giới hạn nên tôi làm luôn một tuần mì gói và trứng gà.
Kết quả là “lợn lành chữa thành lợn què”, thử nghiệm không thấy đau gan đâu, mà sau một tuần ăn mì gói trứng gà tôi đã “kết” được một chứng bệnh rất khó chịu nhưng cũng có cái tên rất thơ mộng là “gẩy đàn” mỗi khi cơn bệnh nổi lên. Tưởng đã giã từ được nhà thương với bác sĩ, nay tôi lại phải đều đều đến phòng mạch của bác sĩ gần nhà lấy thuốc mỗi tuần.
Bác sĩ này cũng nhất định bác bỏ cái thuyết “đau gan” của tôi, mà chỉ nói một cách mơ hồ là bệnh allergy này không có nguyên nhân rõ ràng, hoặc có lẽ do một nguyên nhân rất khó hiểu là stress, có thể vì một “nỗi buồn xa xứ” nào chăng. Nhưng dù nguyên do gì đi nữa, kinh hoàng nhất vẫn là đám thuốc bột mà vị bác sĩ đó đã âu yếm kê toa cho tôi.
Thứ thuốc bột mà ngửi mùi cũng đã thấy hơi hơi muốn xây xẩm rồi, mỗi lần uống lại phải gói ghém vào một loại giấy bóng gói kẹo, mà với tài gói ghém của tôi thì có lẽ cái bọc thuốc đó cũng không nhỏ hơn cổ họng của tôi bao nhiêu, và khi đưa vào trong miệng là tất cả mọi thứ đã có vẻ muốn rã rời ra hết rồi. Nhưng rồi, “trăm hay không bằng tay quen”, rốt cuộc tôi cũng đã uống được gói thuốc bột đó một cách thành thạo, sau những ngày “training” rất là gay go.
Nói dông nói dài, chắc quý bạn cũng không hiểu tại sao tôi lại kể lể những chuyện chẳng ăn nhập gì đến tựa đề của bài này như vậy. Số là, tuy rất là không có cảm tình với thuốc tây như vậy, nhưng tôi lại thích tìm hiểu về dinh dưỡng và những loại thực phẩm có dược tính chữa bệnh. Tôi dùng thử nào là gạo lức, dấm táo, mật ong, yeast, wheat germs, thạch đen hà thủ ô, nước xay đủ loại, canh dưỡng sinh vv… nhưng tất cả đều “bạo phát bạo tàn”, bệnh lười vẫn thắng thế, nhất là thứ nào phải mất công đun nấu lích kích thì chỉ sau một vài lần đã đi vào dĩ vãng. Một ngày kia bỗng tôi vớ được một bài đăng trên e-mail của nhóm Đà lạt, tựa đề “Thanh lọc gan bằng nước gạo lức”, thật là “gãi đúng chỗ ngứa” vì tôi vẫn tin tưởng rằng mình có một cái “duyên” nào đó với bệnh gan. Quả nhiên đọc xong bài này tôi cảm thấy thích thú, “hồ hởi phấn khởi” hẳn lên. Nội dung bài đại khái như sau:
Một nhóm thiền sinh họp nhau mỗi tháng trao đổi kinh nghiệm tu tập và sức khỏe dưỡng sinh, một hôm có mấy người đưa ra kết quả phân tích máu sau khi đã thử uống nước gạo lức được mấy tháng. Tất cả mọi người đều lấy làm lạ vì thấy máu họ so sánh với người khác rất sạch tốt, không có độc tố và ký sinh trùng, huyết cầu rất tròn không bị méo mó và huyết thanh rất trong. Đó là vì một người trong nhóm đã theo gương một bạn đạo khác trong vùng Oregon, bác này bị sạn ở túi mật quá nhiều đã tràn sang gan, mặc dù đã mổ nhưng không lấy hết ra được, và gan đã bị chai. Túi mật đã bị mổ lấy ra, bệnh gan cũng không có thuốc chữa nên bác càng ngày càng sa sút, da và mắt vàng như nghệ, tình trạng thật là tuyệt vọng. May sao có người ở Việt Nam mách cho phương thuốc dân gian gia truyền là uống nước gạo lức rang để giải trừ độc tố và thanh lọc gan. Thôi thì đến lúc cùng đường, ai chỉ gì cũng thử, bác uống liền tù tì trong ba năm dùng nước gạo lức thay cho các thứ nước khác như trà, cà phê, nước ngọt v.v… Như một phép lạ! Da và mắt của bác không còn vàng nữa, trong người không còn mệt mỏi và bực bội, nước da càng ngày càng tươi sáng hơn bao giờ! Đi khám bác sĩ lại, tất cả từ bác sĩ cho đến y tá đều ngạc nhiên. Con người của bác như đã được tái sinh!
Thế là nhóm thiền đó bèn thực tập ngay phương thuốc tuyệt diệu này, và sau 6 tháng dùng thử so sánh kết quả đã thấy rất nhiều phấn khởi như sau:
– Sức khỏe tăng gia, làm việc nhiều không thấy mệt.
– Bớt mập, bớt cholesterol, tiểu đường.
– Chữa táo bón, bớt bị đau bụng, bệnh hôi miệng.
– Chữa bệnh phong thấp, bệnh ra mồ hôi, đau lưng nhức mỏi.
– Da dẻ tươi sáng, không cần dùng kem dưỡng da.
Thấy có vẻ lý thú quá, tôi bèn thực tập ngay đi mua mấy ký gạo lức về rang và đun nước uống để bình thủy, “sáng vác ô đi tối vác về” đem vào sở uống thay nước lọc. Kết quả: không có gì cụ thể, vì tôi chẳng mấy khi đi bác sĩ nên cũng không có cơ hội thử máu xem “trước và sau” (before and after) như thế nào, nhưng thấy có vẻ như có nhiều năng lực, energy để làm việc hơn, và mọi người khen là trông da dẻ “tươi sáng” hơn trước. Một ngày nọ, một chị bạn đồng sở bỗng nhiên khám phá ra ung thư ruột già, phải vào bệnh viện mổ, chị phải ăn uống rất hạn chế, phải uống nhiều nước trong ngày. Tôi không biết giúp gì cho chị, bèn đem gạo lức rang đến chỉ cho chị cách nấu uống mỗi ngày. Như một phép lạ! Chị có đủ sức để chịu đựng hai lần mổ, nhiều lần chemotherapy mà không bị kiệt sức và không bị mất hồng huyết cầu nhiều tuy ăn rất ít, hầu như không đủ chất bổ dưỡng. Thấy hay, chị chỉ lại cho những người quen, nhất là những người bị yếu và đau gan, kể cả những người bị sơ gan hết thuốc chữa. Tất cả đều báo cáo kết quả rất tốt, chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng của họ đã cải thiện hẳn. Sau này, tôi cũng chỉ cho những người khác ở trong trường hợp tương tự, ngay cả cho “xếp” tôi trong sở, người thì bị tiểu đường, người thì bị chứng phong thấp và đau nhức v.v.. Kết quả đều khả quan, và trông ai nấy đều có vẻ tươi tắn, khỏe khoắn hẳn ra.
Riêng với tôi, nước gạo lức là một thứ nước uống rất ngon, và tuy không thấy công hiệu rõ ràng trước mắt như những người có bệnh và phải đi thử nghiệm định kỳ, nhưng mỗi lần phải làm những việc nặng nhọc tưởng chừng như không làm được, tôi vẫn có thể “pass” được như thường. Và như anh bạn tác giả bài viết đó đã nói, càng uống càng thấy thích, nên tuy phải đun nấu, nhưng món này đã không đi vào dĩ vãng mà vẫn tồn tại một cách bền bỉ và chưa có hứa hẹn gì là sẽ bị bỏ rơi trong một tương lai gần đối với tôi.
Thiết tưởng cũng nên phổ biến phương thuốc thần diệu này rộng rãi, biết đâu sẽ giúp được nhiều người và có thêm được một vài “phép lạ” nào nữa.
Cách nấu: Một muỗng canh gạo lức rang cho một lít nước.
Mua gạo lức hột tròn hay dài (brown rice) tại các siêu thị, hay trong những chợ health food. Không nên rửa gạo trước khi rang, vì làm như vậy có thể làm cho người bị nóng hơn bình thường. Dùng chảo rang gạo trên lò, độ nóng medium low. Khi rang nhớ dùng đũa khuấy đều, vì nếu để yên một chỗ khá lâu hạt gạo sẽ bị cháy, hoặc nở bung ra. Rang cho đến khi có mùi thơm và gạo có mầu nâu đậm hay nhạt tùy ý thích. Nên rang mỗi lần vài pounds rồi để vào trong một cái keo dùng dần.
Nấu theo tỷ lệ một muỗng canh với một lít nước trong nồi Slow Cooker, độ nóng low, từ 8 đến 10 tiếng. Có thể nấu vào buổi tối trước khi đi ngủ, như vậy đến sáng trước khi đi làm có thể cho vào bình thủy mang theo, hoặc nấu buổi sáng và đến chiều tối thì xong.
Nên uống nước gạo lức rang với độ nóng thích hợp cho mình từ 2 đến 3 lít mỗi ngày. Nước gạo lức rang không nên để lâu trong nồi quá một ngày, vì sẽ làm nước bị đục và có thể bị thiu. Nếu dùng không hết, nên sớt ra, để nguội cho vào tủ lạnh. Trước khi uống chỉ việc hâm nóng là được.
Xác gạo lức khi nấu xong không nên bỏ, vì có thể ăn như cháo và làm nhẹ bụng. Người mới bệnh dậy, hoặc đầy bụng, hoặc chán không biết ăn gì (vì quá thừa thãi), cứ ăn vài ngày để giúp bao tử làm việc nhẹ nhàng, sẽ thấy thèm và thích ăn.
Tốt nhất là nấu bằng Slow cooker, đừng nấu trên bếp lò vì nước gạo sẽ không được trong.
Được biết, trong gạo lức có nhiều chất fiber có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, đồng thời cũng có thêm những chất mineral như magnesium, manganese, zinc. Uống nước gạo lức phối hợp với thể dục và dưỡng sinh, điều hòa hơi thở bồi dưỡng thể chất cũng như tâm linh sẽ đem lại một đời sống khỏe mạnh, an vui cho chúng ta.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng gạo lức chỉ giúp chúng ta điều chỉnh những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người, chứ không phải là “thuốc tiên” có thể đi ngược lại vòng xoay của tạo hóa mà “cải tử hoàn sinh” hay “cải lão hoàn đồng” được. Con người sanh ra trong sự biến dịch của vũ trụ, trong quy luật tuần hoàn sanh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh. Điều quan trọng là sống trong trí tuệ hiểu biết, sẵn sàng chấp nhận những gì đến và đi và buông bỏ không luyến tiếc những gì không thể giữ được nữa, kể cả xác thân vật chất này, như vậy ta sẽ có sự bình an dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học. Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.”
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế “The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies” ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua. “Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước” Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ. Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày.
Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g. Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL. Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.

NGỘ ĐỘC RƯỢU

NGỘ ĐỘC RƯỢU

vendredi 30 janvier 2009 09:17:46

Nặng phải cho đi Bệnh viện. Còn nếu chỉ khó chịu có thể tham khảo các kinh nghiệm sưu tầm sau:
– Cát căn (sắn dây) giải độc rượu, 50g củ tươi/ngày sắc uống liên tục cai nghiện rượu. TT (Tuệ Tĩnh): củ tươi giã vắt nước cốt cho uống hay bột sắn hoà nước cho uống. Hoa giải độc rượu 
– Đậu đen 1 thăng sắc nước uống thì khỏiTT
– Đậu đỏ nấu nước uống trị say rượu nôn oẹ TT
– Gía đậu có t/d giải độc nói chung và giải độc của rượu , giá muối dưa giã rượu mạnh hơn
– Mía giải độc say rượu ăn hoặc uống nước
– Quít vắt nước uống giã rượu
– Trà đắng t/d giải độc trừ say giảm độc của rượu và thuốc lá
– Trám giải độc say rượu

NGỘ ĐỘC RƯỢU

vendredi 30 janvier 2009 09:17:46

Nặng phải cho đi Bệnh viện. Còn nếu chỉ khó chịu có thể tham khảo các kinh nghiệm sưu tầm sau:
– Cát căn (sắn dây) giải độc rượu, 50g củ tươi/ngày sắc uống liên tục cai nghiện rượu. TT (Tuệ Tĩnh): củ tươi giã vắt nước cốt cho uống hay bột sắn hoà nước cho uống. Hoa giải độc rượu 
– Đậu đen 1 thăng sắc nước uống thì khỏiTT
– Đậu đỏ nấu nước uống trị say rượu nôn oẹ TT
– Gía đậu có t/d giải độc nói chung và giải độc của rượu , giá muối dưa giã rượu mạnh hơn
– Mía giải độc say rượu ăn hoặc uống nước
– Quít vắt nước uống giã rượu
– Trà đắng t/d giải độc trừ say giảm độc của rượu và thuốc lá
– Trám giải độc say rượu

NGỘ ĐỘC RƯỢU

vendredi 30 janvier 2009 09:17:46

Nặng phải cho đi Bệnh viện. Còn nếu chỉ khó chịu có thể tham khảo các kinh nghiệm sưu tầm sau:
– Cát căn (sắn dây) giải độc rượu, 50g củ tươi/ngày sắc uống liên tục cai nghiện rượu. TT (Tuệ Tĩnh): củ tươi giã vắt nước cốt cho uống hay bột sắn hoà nước cho uống. Hoa giải độc rượu 
– Đậu đen 1 thăng sắc nước uống thì khỏiTT
– Đậu đỏ nấu nước uống trị say rượu nôn oẹ TT
– Gía đậu có t/d giải độc nói chung và giải độc của rượu , giá muối dưa giã rượu mạnh hơn
– Mía giải độc say rượu ăn hoặc uống nước
– Quít vắt nước uống giã rượu
– Trà đắng t/d giải độc trừ say giảm độc của rượu và thuốc lá
– Trám giải độc say rượu

NGỘ ĐỘC RƯỢU

vendredi 30 janvier 2009 09:17:46

Nặng phải cho đi Bệnh viện. Còn nếu chỉ khó chịu có thể tham khảo các kinh nghiệm sưu tầm sau:
– Cát căn (sắn dây) giải độc rượu, 50g củ tươi/ngày sắc uống liên tục cai nghiện rượu. TT (Tuệ Tĩnh): củ tươi giã vắt nước cốt cho uống hay bột sắn hoà nước cho uống. Hoa giải độc rượu 
– Đậu đen 1 thăng sắc nước uống thì khỏiTT
– Đậu đỏ nấu nước uống trị say rượu nôn oẹ TT
– Gía đậu có t/d giải độc nói chung và giải độc của rượu , giá muối dưa giã rượu mạnh hơn
– Mía giải độc say rượu ăn hoặc uống nước
– Quít vắt nước uống giã rượu
– Trà đắng t/d giải độc trừ say giảm độc của rượu và thuốc lá
– Trám giải độc say rượu

ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ( SƯU TẦM VÀ TÌM HIỂU)

ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ( SƯU TẦM VÀ TÌM HIỂU)

jeudi 29 janvier 2009 17:06:53

1 ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI ĂN CHAY lời khuyên của TS. Danh là cần chế biết bữa ăn sao cho:
– Lượng chất đạm (các loại đậu, nấm, trứng, sữa…) chiếm 13-15%
– Chất béo (dầu, phó mát, đậu phộng, mè…) chiếm 20-25%, chất bột (gạo, bột mì, bắp, khoai…) chiếm 60-65%, ngoài ra cần bổ xung vitamin và khoáng chất (rau, quả).
Nếu ăn chay đầy đủ và đúng cách sẽ hoàn toàn đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cơ thể sẽ khoẻ mạnh và đầu óc sáng suốt, phòng chống được nhiều bệnh tật, góp phần bảo vệ môi trường… Và cần lưu ý, dù ăn chay hay ăn mặn thì cũng đều cần tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc sử dụng càng đa dạng các nhóm thực phẩm sẽ càng đảm bảo sức khởe lâu dài.MỄ THUẬN
2 THEO PHÁI THỰC DƯỠNG (macrobiotic) thì các món ăn được chia thành:
– Âm là các loài thực vật (thảo mộc) như các loại đậu,củ, rau và âm nhất là trái cây, các loại cà, nấm, măng..Như vậy người ăn chay trường dễ bị các bệnh về âm vì ăn các loại âm.. Người ăn chay không bệnh hay ít bị các bệnh mà người ăn mặn mắc phải như béo phệ, huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, bón, trĩ, tim, ung thư, dạ dầy… Song lại bị bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, tiêu chảy đái đường, phổi và cũng có những loại ung thư vì Về ăn chay nếu ta ăn uống quá âm thì mất quân bình thì phải có bệnh nghĩa là ăn không đúng cách ví dụ ăn quá nhiều trái cây, uống quá nhiều nước, ăn quá nhiều canh hay xúp. Mới đây một bạn ở Victoria điện thoại cho tôi hay vì anh ở nông trại có nhiều cây có trái nên anh ta lạm dụng ăn nhiều trái cây và uống quá nhiều nước nên sau đó bị bại liệt, nằm một chỗ không đi được phải ăn theo phương pháp Ohsawa (gạo lứt muối mè..) trong hai năm, nay lành bệnh và đã lập gia đình ( anh là người Thiên Chúa Giáo). Vì là Thiên Chúa Giáo tôi tin rằng trước khi bệnh anh là người ăn mặn (thịt, cá..) tuy nhiên vì lạm dụng trái cây và nước uống anh vẫn bị bại liệt như thường huống chi là các bạn ăn chay trường (không có đạm động vật làm dương) thì còn dễ bị bệnh biết bao!
Về đầy đủ thì người ăn chay quá kham khổ cũng bị bệnh như cứ ăn ròng gạo lứt muối mè quá lâu hay chỉ ăn tương chao rau muống, muối tiêu thì không đủ chất bổ lẽ tất nhiên cơ thể suy nhược sẽ có nhiều bệnh xẩy ra (đều do thiếu nhiều chất như sinh tố, khoáng, đạm thực vật..).

– Dương: các loại đạm của ĐV gồm ĐV ở biển (cá,tôm, cua..)và các con thú (nuôi trong nhà hay hoang các loài chim.. và các sản phẩm của chúng như trứng, sữa, bơ.
– Quân bình nhất tức là món ăn chính Các loại ngũ cốc (gạo, lúa mì…) với điều kiện còn lứt tức còn cám chưa chà xát cho trắng mất hết chất bổ. 
Nói như thế người ăn chay không thể mắc bệnh của người ăn mặn hay ngược lại song nói nhiều hơn, đa số hay dễ mắc bệnh hơn trong vòng tương đối khi so sánh (ngoài ra ung thư có bệnh vừa do dùng thực phẩm dương và âm gây ra chứ không phải do một loại âm hay dương). 
1/ CHẤT BÔT (glucide 
Bắt buộc ăn chay trường phải có ngũ cốc còn lứt, tức là còn cám (cơm và bánh mì điều phải lứt). Trong các món chay thì cơm và bánh mì lứt là dương nhất. Nên không có dương này để cân bằng phần quá âm của đồ ăn thì sẽ có bệnh. Chúng tôi đã gặp nhiều cư sĩ tại gia ăn chay trường bị rất nhiều bệnh vì ăn chay không đúng cách như đái đường, tim, trĩ, mất ngủ, thận, bọng đái, bại liệt,lao, bao tử, gan và nhiều bệnh khác.
Theo bs Đào Tuấn Kiệt (1966) trong một kho gạo lứt có 100 gram chất đạm cho một năng lượng là 3437 calo trong khi thịt bò cho 1330 calo và đậu nành cho 3173 calo. Vậy kể về nhiệt lượng những người ăn cơm gạo lứt có đủ sức để làm các công việc như người ăn mặn (thịt,cá..) và có sức chịu lạnh cao! 
Trong gạo lứt có đầy đủ các loại chất bổ mà không có thức ăn nào dù động vật hay thực vật có đủ để thay thế cho nó cả. Như các loại acid amin, chất béo, chất bột, chất xơ, các loại sinh tố, các loại khoáng nói tóm lại là món ăn trường sinh tăng tuổi thọ vô địch mà không có loại thuốc quí nào của đông tây y có thể thay thế (dù sâm nhung). 
Ngoài gạo, bánh mì nên dùng nếp lứt, kê lứt, bo bo lứt và riêng hắc mạch (buckwheat) rất tốt để trị ung thư. 
2/CHẤT ĐẠM
Để có đủ chất đạm (protides) người ăn chay có chất đạm trong các loại đậu. 
– Đứng đầu là đậu nành (soy hay soya bean) 1 kí lô đậu nành có đủ chất đản bạch của 31 quả trứng hay 7 lít sữa hoặc 1 kí lô thịt. Đậu nành có trong đậu phụ hay đậu khuôn (soya cake), tương nước (tamari), tương đặc (miso) hay đậu hũ. Tương nên làm mặn không nên chua; ăn có hại cho bao tử. Chao ăn ít vì lên men có thể sình bụng, no hơi, khó tiêu. Đậu xanh có nhiều chất sắt, mát gan, lọc máu dùng trong mùa hè nóng nực. 
– Giá đậu xanh; nhiều sinh tố E.
– Đậu đỏ (red bean hay azuki) bổ thận âm và dương.
– Đậu đen (black bean) bổ tỳ, bổ thận dương. Đậu trắng, 
– Đậu ván (ở Úc không có loại này. Ở miền Trung tại Huế và Nha Trang có trồng nhiều) an thần, ngủ ngon, giải nhiệt. 
– Đậu phụng (hay lạc, peanut): có nhiều acid amin tốt cho tuổi già. 
– Mè (vừng, seame): rất bổ, được các tài liệu đông và tây y công nhận (mà ăn chung với đậu phụng vì trong mỗi thứ có một số acid amin mà thứ kia không có, ăn cả hai thứ cùng một lúc mới đủ bổ).
– Các loại đậu như O-ve (haricot vert) đậu petit pois, đậu lentilles (lentil) đậu Hòa Lan, đậu Đũa v.v.. đều bổ. 
3/CHẤT BÉO
Có trong các loại dầu thảo mộc (đậu phụng, đậu nành, mè, hướng dương (sun flower) bắp (corn) oli (olive)) .. và trong các loại bơ (butter) thảo mộc hay trong các hột (seeds), trái dừa , trái bơ.. 
4 SINH TỐ 
– Dương: vtm A, D: cà rốt, khoai vàng ruột, trái trứng gà, bí ngô, các các loại dầu, bắp, tương do đậu nành làm ra, đậu xanh và đỏ, lá rau dền, diếp quan (chicorec), xoài, đu đủ, hồng…
– Âm dương quân bình: vtm B có trong gạo lứt rất nhiều. Vitamin B12: Người ăn chay bị thiếu vitamin B12 do thức ăn từ thực vật không có vitamin B12 trừ món chế từ đậu nành cho lên men, thì sẽ có vitamin B12 từ men vi sinh mà ra. Vitamin B12 chỉ có từ thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, sữa… 
– Âm:Sinh tố C có trong các trái cây và rau dưa. 
– Sinh tố D có nhiều trong các dầu thảo mộc, bơ thảo mộc, dầu thảo mộc.
– Sinh tố E có nhiều trong các phần của thảo mộc như lá, búp non, các mầm và mộng (mộng lúa, giá sống) các loại dầu thảo mộc.
– Sinh tố P có trong lá trà (chè) xanh, chanh, cam, quít, đậu phụng. 
– Sinh tố V có trong các cải bắp. Sinh tố K lá các loại rau.
– Sinh tố F trong các loại dầu thảo mộc (có nhiều iode). Sinh tố C có nhiều trong các trái cây và rau dưa nhiều nhất trong ớt loại to, rau dền, cải, su bông, chanh, chuối, xoài, đu đủ, cam ,chanh v.v.. 
Chúng ta không hoàn toàn kiêng cữ các sinh tố loại C vì âm. Người mạnh vẫn có thể ăn vừa phải trừ khi có bệnh (và tùy một số bệnh quá âm thì phải kiêng cữ) nếu ta dùng gạo lứt và bánh mì lứt làm món ăn chính. 
5 CÁC CHẤT KHOÁNG 
– Có nhiều trong gạo lứt, tương, nước suối thiên nhiên và rong biển (sea vegetable). Theo tiên sinh Ohsawa vì nước biển là âm mà rong ở dưới đó nên nó rất dương, nhất là loại rong Hiziki màu đen vì nó ở dưới độ sâu của biển. Sau này các môn đệ của Ohsawa đã thay công thức muối mè của ông bằng rong biển trong nhiều loại bệnh nhất là trong tất cả các loại bệnh ung thư họ đều khuyên ăn rong (vì rong ở biển nó hấp thụ muối thiên nhiên rất quý trong các tế bào của nó vì sống trong môi trường đó nên thứ muối này rất quý còn hơn muối ta ăn và vì tính cách dương của nó còn hơn cây mè trên đất liền).
6 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN BỮA ĂN 
– Tây y: một bữa ăn phải đủ thành phần của chất bột (glucide), chất đạm (protide) và chất béo (lipide), sinh tố và khoáng. Theo nhiều tại liệu thì người Việt Nam trung bình cần 2300 calori một ngày gồm có:
– Thành phần (glucide – bột) 76% cho 1748 calo – (protide – đạm) 12% cho 276 calo – (lipide – béo) 12% cho 276 calo
Thực đơn này áp dụng cho người ăn chay trường là đúng vì rất ít chất đạm và béo của (thịt, mở).
Nếu tính 1 gram glucide cung cấp cho cơ thể 4.1 calo, 1 gram lipide cung cấp cho cơ thể 9.3 calo thì số lượng ăn trong một ngày là: – glucide 1748/4.1 = 426 gram-lipide 276/9.3 = 29 gram-protide 276/4.1 = 67 gram. 
Khẩu phần ăn ‘chính sẽ là gạo lứt, bánh mì lứt, các loại bột lứt.. tổng cộng 426 gram chưa đầy nữa kilo,tức là 2 lon gạo (lon sữa) các đồ ăn cũng ít, không nhiều. Nếu bạn là thanh niên hay lao động mà ăn chay trường thì cần thêm gạo và đồ ăn sao cho đủ sức làm việc vào khoảng 3000 calo mỗi ngày. Nếu bạn là đàn ông thì cần calo nhiều hơn đàn bà, và về mùa đông giá lạnh thì cần tăng thêm ba thành phần trên để đủ sức chống lạnh.
Ohsawa đến VN năm 1965 đã căn cứ vào xứ nhiệt đới để đưa ra thành phần bữa ăn như sau:
– Từ 50-60% các cốc loại (gạo và các ngũ cốc)
– Từ 30-40% các thức ăn phụ như các loại đậu, củ, các chất béo,rau, dưa.
– 5% (canh hay xúp) rong biển, rau củ..
– 5% (trái cây các loại)
Nhà Ohsawa ( do nhóm Anh Minh Ngô Thành Nhân) ở Sài Gòn sau 30 năm nghiên cứu đưa ra một thực đơn gồm có:
– thức ăn chính 50-60% gạo lứt (cơm, cháo hay bột gạo lứt làm các loại bánh, hủ tiếu, mì..) và các loại ngũ cốc khác như bắp, nếp,bobo, kê v.v..
– muối mè và đậu phụng độ 1% hoặc các loại bơ mè đậu phụng 29-35% thức ăn phụ gồm các món ăn: rau, củ, tương, rong biển, v.v..
– 10% các loại đậu hạt ( như đậu đỏ, đậu đen..nấu chung với cơm tức là độn thêm hoặc là nấu chung với rau củ…) 
– 5-10% trái cây.
Theo chúng tôi vì ở Úc khí hậu khác với Việt Nam và mùa đông tương đối lạnh hơn Sài Gòn, số lượng trái cây nên giảm xuống về mùa đông từ 2% đến 5% (bớt âm) và tăng phần dương lên bằng 5% (canh hay xúp rong biển vì ở Việt Nam rong biển khó mua ít nhập cản rất đắt) và tăng phần gạo lứt tối đa 60% bữa ăn để thêm calo chống lạnh và giảm còn 50% gạo lứt vào mùa nóng. 
7 THỨC UỐNG 
– Uống nước đung sôi, để nguội. Gạo lứt rang vàng sậm làm trà nấu uống rất tốt (mùa hè bỏ thêm hoa cúc cho mát và thơm, mùa đông bỏ ít tí gừng dễ tiêu, và ấm cơ thể). Nếu có được lá cây chè (tea) xanh và già, người Nhật gọi là bancha uống rất quý. Chúng tôi đề nghị mỗi chùa có đất nên trồng một số cây chè để hái lá uống tốt hơn là uống trà Tàu dễ bị ung thư và kích thích khó ngủ. 
– Tránh uống các loại nước ngọt như coca cola, cam.. cà phê nên hạn chế dùng nhiều mất ngủ, có thể bị ung thư tuyến tiền liệt sinh bí đái.
– Không dùng đường các trắng. Có thể dùng đường các vàng (mía) hay mật ông nếu thèm đồ ngọt và hạn chế vì dùng nhiều đồ ngọt và trái cây một số người ăn chay trường bị bệnh đái đường.
– Tránh kẹo, bánh, mứt, làm bằng đường. Trong cơm có nhiều chất ngọt rồi, nếu ăn nhiều chất ngọt nữa thì bị bệnh. 
– Mùa nóng có thể uống Artichaut, tim sen, lá dâu. 
– Có thể rang đậu đỏ nước uống bổ thận.
8 CÁCH ĂN UỐNG 
– Ăn cơm phải nhai cho nhỏ va do nước miếng nên rất bổ.
– Ăn chậm rãi không nên ăn mau có hại bao tử. 
– Không nên chan canh vào với cơm để lùa cho mau vì sẽ khó tiêu. 
– Sau bữa ăn độ 10 phút sẽ uống nước và ít vì đã có canh rồi nếu uống nhiều khó tiêu hóa. 
– Uống nước theo số tiểu tiện mỗi ngày – đàn ông đi tiểu độ 4 lần (cả đêm) đàn bà (3 lần là vừa, nếu quá thì phải hạn chế bớt nước uống.
9 LÀM THẾ NÀO BIẾT LÀ ĂN UỐNG VỪA ĐỦ 
– Ăn đủ là sau ăn cảm giác vừa no, không nặng nề, dễ chịu, làm việc bình thường cho đến bữa ăn sau bắt đầu đói và thèm ăn.
– Hằng tháng nên cân để xem có lên cân hay sụt (đối vời tuổi trẻ thì lên cân) còn lớn tuổi và già thì số cân không thay đổi hay lên rất ít, nếu thấy sụt cân là ăn thiếu.
Ăn đúng cách thì xem các triệu chứng sau:
– Ăn xong không bị rối loạn về tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, trung tiện, sình bụng, ựa chua, nất cục, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, lạnh hay nóng.. ). Đi phân tốt có lọn màu vàng sậm, đi nhanh không phải ngồi lâu rặn, ít mùi hôi. Có khi dùng giấy vệ sinh lau không thấy có phân dính vào giấy chỉ tỏ món ăn rất quân bình (trong một tháng có một hai ngày tôi đi phân như vậy). Ngày đại tiện 1 hay 2 lần nếu ăn nhiều.
– Đi tiểu mỗi ngày từ 3 đến 4 lần cho đàn ông và từ 2 đến 3 lần cho đàn bà (kể cả ban đêm tính 24 giờ) nước tiểu màu vàng đi thông không bị bí đái, số lượng nước tiểu nhiều, không đái dầm, đái són. 
Có người theo phương pháp Ohsawa (ăn chay trường) vì ít uống nước,sau bị sạn thận phải mổ vì họ hiểu lầm kiêng ít uống nước. 
– Giấc ngủ được ngon, dễ ngủ, không bị mộng mị, ngủ và thức đúng giờ.
– Làm việc bền bỉ có sự dẻo dai không biết mệt dù lao động trí óc hay chân tay không bị các chứng vọp bẻ, uể oải, nhức mỏi, ít bị bệnh lặt vặt như cảm cúm, sỗ mũi, đau đầu.. Không bị các bệnh nan y và bệnh nặng. Vi trùng khó tấn công và thắng, vì cơ thể đủ sức chống cự. 
Phần 2 
Phần 2 THẾ NÀO LÀ ĂN CHAY 
Nhiều người trong chúng ta cứ tưởng nhầm là ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu. Thực tế, có nhiều loại ăn chay khác nhau trên thế giới. Nói chung có năm loại ăn chay là: 
– Ăn chay thuần tuý: không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ loài động vật, 
– Ăn chay uống sữa bò (theo quan điểm sữa từ mẹ nuôi nên dùng được) nhưng không ăn trứng,
– Ăn chay có trứng (theo quan điểm chỉ dùng trứng ko có trống tức chưa có mầm sống vd trứng gà công nghiệp)
– Ăn chay có sữa bò và trứng,
– Ăn chay bán phần (partime vegetarians).(vd ăn chay chỉ ăn các đv ko có máu như tôm cua sò ốc,… hay ko ăn thịt đỏ nhưng thỉnh thoảng có thể ăn thịt gia cầm)
* Ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hoà, nhiều chất béo không bão hoà, nhiều vitamin C, E … có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều thứ bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, cao huyết áp, sỏi mật và táo bón…
* Ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng béo phì và bệnh tiểu đường. Các món nhiều tinh bột như cơm chiên Dương Châu, mì xào giòn, rau cải xào nấm đông cô, phở áp chảo, chả giò, cá kho tộ, canh chua Thái Lan… được nấu với một lượng khá nhiều dầu, đường, nước cốt dừa, bột ngọt… Các món này rất ngon miệng nên được nhiều người ưa chuộng nhưng lại là nguồn cung cấp năng lượng (calorie) lớn, dễ phát phì, không tốt cho sức khoẻ. Thêm vào đó, do thức ăn chay tiêu hóa nhanh, khiến người ăn có cảm giác mau đói, phải ăn thêm cơm, mì trong bữa chính hoặc ăn tăng cường thêm bữa phụ (như khoai lang, khoai tây chiên). Đây cũng là một nguyên nhân khiến người ăn chay béo lên

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĂN CHAY CÓ SỨC KHOẺ TỐT 

– Chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt là ở người ăn chay tuyệt đối.
– Chế độ ăn chay thường ít năng lượng do có ít chất béo và mau làm no bụng (vì nhiều chất xơ). Tình trạng này dễ xảy ra ở những người tăng nhu cầu về năng lượng như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vì vậy, cần lưu ý cung cấp đủ lượng calorie cần thiết bằng cách ăn thêm bữa phụ và sử dụng những thức ăn thực vật giàu năng lượng như các hạt có dầu, sữa đậu nành có béo…
– Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiếT yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau: 
Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu.
Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mỳ…
Ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Ví dụ: Bánh mỳ với sữa, cơm hoặc mỳ sợi với phô mai.
Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô-mai, mầm lúa mỳ.
– Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh.Chất sắt còn có trong: mì ống, cơm, bánh mì, ngũ cốc các lọai như yến mạch, lúa mạch, đậu, hạt hướng dương, hạt đậu các lọai, bánh mì trắng, nước cà chua, bông cải và trái cây khô như mơ, nho, mận…..). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic… Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhũ nhi, trẻ đang dậy thì, vận động viên hoặc người mất máu nhiều nên sử dụng viên sắt bổ sung.
– Tình trạng thiếu vitamin B12 (gây thiếu máu hồng cầu to hoặc bệnh dây thần kinh) có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối vì thức ăn thực vật không có vitamin B12. Cần bổ sung vitamin này cho người ăn chay là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và đặc biệt là người cao tuổi (vì thường đi kèm với giảm hấp thu vitamin B12 do thiếu yếu tố nội tại). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.Vitamin B12 có trong: sữa ít béo và sữa không béo, ngũ cốc, sữa đậu nành
– Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm. Kẽm có trong: sữa đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, đậu và hạt các loại.
Tham khảo: danong.com
– Vitamin D có trong: sữa không béo và ít béo, sữa đậu nành, yaourt đậu nành, yaourt thường, ngũ cốc.
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĂN CHAY CÓ SỨC KHOẺ TỐT 
– Nhiều đối tượng nên ăn chay, nhưng chỉ nên ăn chay phù hợp với nhu cầu mỗi người. Nếu là người lớn, khỏe mạnh bình thường, nên ăn chay một vài lần trong một tháng cho bộ máy tiêu hóa được “vệ sinh sạch sẽ” và còn có nhiều cái lợi cho sức khỏe.
– Những người mắc các bệnh tim mạch, gan, thận mà phải ăn chay để tránh cho bệnh nặng thêm thì cần phải thay đổi thực đơn thường xuyên để các món ăn chay bổ sung cho đủ chất và nên ăn pha thêm chút thịt, cá, trứng, sữa để bảo đảm dinh dưỡng.
– Người ăn chay trường diễn như các bậc tu hành nếu là người khỏe mạnh bình thường, biết cách thay đổi món ăn cho đầy đủ chất dinh dưỡng, thì ăn chay không có vấn đề gì. Những người có nhu cầu đặc biệt, như trẻ em đang tuổi lớn, bà mẹ mang thai hay cho con bú, hoặc người bệnh mới lành, thì không nên ăn chay trường diễn vì sẽ bị thiếu dinh dưỡng.

ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ( SƯU TẦM VÀ TÌM HIỂU)

jeudi 29 janvier 2009 17:06:53

1 ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI ĂN CHAY lời khuyên của TS. Danh là cần chế biết bữa ăn sao cho:
– Lượng chất đạm (các loại đậu, nấm, trứng, sữa…) chiếm 13-15%
– Chất béo (dầu, phó mát, đậu phộng, mè…) chiếm 20-25%, chất bột (gạo, bột mì, bắp, khoai…) chiếm 60-65%, ngoài ra cần bổ xung vitamin và khoáng chất (rau, quả).
Nếu ăn chay đầy đủ và đúng cách sẽ hoàn toàn đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cơ thể sẽ khoẻ mạnh và đầu óc sáng suốt, phòng chống được nhiều bệnh tật, góp phần bảo vệ môi trường… Và cần lưu ý, dù ăn chay hay ăn mặn thì cũng đều cần tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc sử dụng càng đa dạng các nhóm thực phẩm sẽ càng đảm bảo sức khởe lâu dài.MỄ THUẬN
2 THEO PHÁI THỰC DƯỠNG (macrobiotic) thì các món ăn được chia thành:
– Âm là các loài thực vật (thảo mộc) như các loại đậu,củ, rau và âm nhất là trái cây, các loại cà, nấm, măng..Như vậy người ăn chay trường dễ bị các bệnh về âm vì ăn các loại âm.. Người ăn chay không bệnh hay ít bị các bệnh mà người ăn mặn mắc phải như béo phệ, huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, bón, trĩ, tim, ung thư, dạ dầy… Song lại bị bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, tiêu chảy đái đường, phổi và cũng có những loại ung thư vì Về ăn chay nếu ta ăn uống quá âm thì mất quân bình thì phải có bệnh nghĩa là ăn không đúng cách ví dụ ăn quá nhiều trái cây, uống quá nhiều nước, ăn quá nhiều canh hay xúp. Mới đây một bạn ở Victoria điện thoại cho tôi hay vì anh ở nông trại có nhiều cây có trái nên anh ta lạm dụng ăn nhiều trái cây và uống quá nhiều nước nên sau đó bị bại liệt, nằm một chỗ không đi được phải ăn theo phương pháp Ohsawa (gạo lứt muối mè..) trong hai năm, nay lành bệnh và đã lập gia đình ( anh là người Thiên Chúa Giáo). Vì là Thiên Chúa Giáo tôi tin rằng trước khi bệnh anh là người ăn mặn (thịt, cá..) tuy nhiên vì lạm dụng trái cây và nước uống anh vẫn bị bại liệt như thường huống chi là các bạn ăn chay trường (không có đạm động vật làm dương) thì còn dễ bị bệnh biết bao!
Về đầy đủ thì người ăn chay quá kham khổ cũng bị bệnh như cứ ăn ròng gạo lứt muối mè quá lâu hay chỉ ăn tương chao rau muống, muối tiêu thì không đủ chất bổ lẽ tất nhiên cơ thể suy nhược sẽ có nhiều bệnh xẩy ra (đều do thiếu nhiều chất như sinh tố, khoáng, đạm thực vật..).

– Dương: các loại đạm của ĐV gồm ĐV ở biển (cá,tôm, cua..)và các con thú (nuôi trong nhà hay hoang các loài chim.. và các sản phẩm của chúng như trứng, sữa, bơ.
– Quân bình nhất tức là món ăn chính Các loại ngũ cốc (gạo, lúa mì…) với điều kiện còn lứt tức còn cám chưa chà xát cho trắng mất hết chất bổ. 
Nói như thế người ăn chay không thể mắc bệnh của người ăn mặn hay ngược lại song nói nhiều hơn, đa số hay dễ mắc bệnh hơn trong vòng tương đối khi so sánh (ngoài ra ung thư có bệnh vừa do dùng thực phẩm dương và âm gây ra chứ không phải do một loại âm hay dương). 
1/ CHẤT BÔT (glucide 
Bắt buộc ăn chay trường phải có ngũ cốc còn lứt, tức là còn cám (cơm và bánh mì điều phải lứt). Trong các món chay thì cơm và bánh mì lứt là dương nhất. Nên không có dương này để cân bằng phần quá âm của đồ ăn thì sẽ có bệnh. Chúng tôi đã gặp nhiều cư sĩ tại gia ăn chay trường bị rất nhiều bệnh vì ăn chay không đúng cách như đái đường, tim, trĩ, mất ngủ, thận, bọng đái, bại liệt,lao, bao tử, gan và nhiều bệnh khác.
Theo bs Đào Tuấn Kiệt (1966) trong một kho gạo lứt có 100 gram chất đạm cho một năng lượng là 3437 calo trong khi thịt bò cho 1330 calo và đậu nành cho 3173 calo. Vậy kể về nhiệt lượng những người ăn cơm gạo lứt có đủ sức để làm các công việc như người ăn mặn (thịt,cá..) và có sức chịu lạnh cao! 
Trong gạo lứt có đầy đủ các loại chất bổ mà không có thức ăn nào dù động vật hay thực vật có đủ để thay thế cho nó cả. Như các loại acid amin, chất béo, chất bột, chất xơ, các loại sinh tố, các loại khoáng nói tóm lại là món ăn trường sinh tăng tuổi thọ vô địch mà không có loại thuốc quí nào của đông tây y có thể thay thế (dù sâm nhung). 
Ngoài gạo, bánh mì nên dùng nếp lứt, kê lứt, bo bo lứt và riêng hắc mạch (buckwheat) rất tốt để trị ung thư. 
2/CHẤT ĐẠM
Để có đủ chất đạm (protides) người ăn chay có chất đạm trong các loại đậu. 
– Đứng đầu là đậu nành (soy hay soya bean) 1 kí lô đậu nành có đủ chất đản bạch của 31 quả trứng hay 7 lít sữa hoặc 1 kí lô thịt. Đậu nành có trong đậu phụ hay đậu khuôn (soya cake), tương nước (tamari), tương đặc (miso) hay đậu hũ. Tương nên làm mặn không nên chua; ăn có hại cho bao tử. Chao ăn ít vì lên men có thể sình bụng, no hơi, khó tiêu. Đậu xanh có nhiều chất sắt, mát gan, lọc máu dùng trong mùa hè nóng nực. 
– Giá đậu xanh; nhiều sinh tố E.
– Đậu đỏ (red bean hay azuki) bổ thận âm và dương.
– Đậu đen (black bean) bổ tỳ, bổ thận dương. Đậu trắng, 
– Đậu ván (ở Úc không có loại này. Ở miền Trung tại Huế và Nha Trang có trồng nhiều) an thần, ngủ ngon, giải nhiệt. 
– Đậu phụng (hay lạc, peanut): có nhiều acid amin tốt cho tuổi già. 
– Mè (vừng, seame): rất bổ, được các tài liệu đông và tây y công nhận (mà ăn chung với đậu phụng vì trong mỗi thứ có một số acid amin mà thứ kia không có, ăn cả hai thứ cùng một lúc mới đủ bổ).
– Các loại đậu như O-ve (haricot vert) đậu petit pois, đậu lentilles (lentil) đậu Hòa Lan, đậu Đũa v.v.. đều bổ. 
3/CHẤT BÉO
Có trong các loại dầu thảo mộc (đậu phụng, đậu nành, mè, hướng dương (sun flower) bắp (corn) oli (olive)) .. và trong các loại bơ (butter) thảo mộc hay trong các hột (seeds), trái dừa , trái bơ.. 
4 SINH TỐ 
– Dương: vtm A, D: cà rốt, khoai vàng ruột, trái trứng gà, bí ngô, các các loại dầu, bắp, tương do đậu nành làm ra, đậu xanh và đỏ, lá rau dền, diếp quan (chicorec), xoài, đu đủ, hồng…
– Âm dương quân bình: vtm B có trong gạo lứt rất nhiều. Vitamin B12: Người ăn chay bị thiếu vitamin B12 do thức ăn từ thực vật không có vitamin B12 trừ món chế từ đậu nành cho lên men, thì sẽ có vitamin B12 từ men vi sinh mà ra. Vitamin B12 chỉ có từ thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, sữa… 
– Âm:Sinh tố C có trong các trái cây và rau dưa. 
– Sinh tố D có nhiều trong các dầu thảo mộc, bơ thảo mộc, dầu thảo mộc.
– Sinh tố E có nhiều trong các phần của thảo mộc như lá, búp non, các mầm và mộng (mộng lúa, giá sống) các loại dầu thảo mộc.
– Sinh tố P có trong lá trà (chè) xanh, chanh, cam, quít, đậu phụng. 
– Sinh tố V có trong các cải bắp. Sinh tố K lá các loại rau.
– Sinh tố F trong các loại dầu thảo mộc (có nhiều iode). Sinh tố C có nhiều trong các trái cây và rau dưa nhiều nhất trong ớt loại to, rau dền, cải, su bông, chanh, chuối, xoài, đu đủ, cam ,chanh v.v.. 
Chúng ta không hoàn toàn kiêng cữ các sinh tố loại C vì âm. Người mạnh vẫn có thể ăn vừa phải trừ khi có bệnh (và tùy một số bệnh quá âm thì phải kiêng cữ) nếu ta dùng gạo lứt và bánh mì lứt làm món ăn chính. 
5 CÁC CHẤT KHOÁNG 
– Có nhiều trong gạo lứt, tương, nước suối thiên nhiên và rong biển (sea vegetable). Theo tiên sinh Ohsawa vì nước biển là âm mà rong ở dưới đó nên nó rất dương, nhất là loại rong Hiziki màu đen vì nó ở dưới độ sâu của biển. Sau này các môn đệ của Ohsawa đã thay công thức muối mè của ông bằng rong biển trong nhiều loại bệnh nhất là trong tất cả các loại bệnh ung thư họ đều khuyên ăn rong (vì rong ở biển nó hấp thụ muối thiên nhiên rất quý trong các tế bào của nó vì sống trong môi trường đó nên thứ muối này rất quý còn hơn muối ta ăn và vì tính cách dương của nó còn hơn cây mè trên đất liền).
6 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN BỮA ĂN 
– Tây y: một bữa ăn phải đủ thành phần của chất bột (glucide), chất đạm (protide) và chất béo (lipide), sinh tố và khoáng. Theo nhiều tại liệu thì người Việt Nam trung bình cần 2300 calori một ngày gồm có:
– Thành phần (glucide – bột) 76% cho 1748 calo – (protide – đạm) 12% cho 276 calo – (lipide – béo) 12% cho 276 calo
Thực đơn này áp dụng cho người ăn chay trường là đúng vì rất ít chất đạm và béo của (thịt, mở).
Nếu tính 1 gram glucide cung cấp cho cơ thể 4.1 calo, 1 gram lipide cung cấp cho cơ thể 9.3 calo thì số lượng ăn trong một ngày là: – glucide 1748/4.1 = 426 gram-lipide 276/9.3 = 29 gram-protide 276/4.1 = 67 gram. 
Khẩu phần ăn ‘chính sẽ là gạo lứt, bánh mì lứt, các loại bột lứt.. tổng cộng 426 gram chưa đầy nữa kilo,tức là 2 lon gạo (lon sữa) các đồ ăn cũng ít, không nhiều. Nếu bạn là thanh niên hay lao động mà ăn chay trường thì cần thêm gạo và đồ ăn sao cho đủ sức làm việc vào khoảng 3000 calo mỗi ngày. Nếu bạn là đàn ông thì cần calo nhiều hơn đàn bà, và về mùa đông giá lạnh thì cần tăng thêm ba thành phần trên để đủ sức chống lạnh.
Ohsawa đến VN năm 1965 đã căn cứ vào xứ nhiệt đới để đưa ra thành phần bữa ăn như sau:
– Từ 50-60% các cốc loại (gạo và các ngũ cốc)
– Từ 30-40% các thức ăn phụ như các loại đậu, củ, các chất béo,rau, dưa.
– 5% (canh hay xúp) rong biển, rau củ..
– 5% (trái cây các loại)
Nhà Ohsawa ( do nhóm Anh Minh Ngô Thành Nhân) ở Sài Gòn sau 30 năm nghiên cứu đưa ra một thực đơn gồm có:
– thức ăn chính 50-60% gạo lứt (cơm, cháo hay bột gạo lứt làm các loại bánh, hủ tiếu, mì..) và các loại ngũ cốc khác như bắp, nếp,bobo, kê v.v..
– muối mè và đậu phụng độ 1% hoặc các loại bơ mè đậu phụng 29-35% thức ăn phụ gồm các món ăn: rau, củ, tương, rong biển, v.v..
– 10% các loại đậu hạt ( như đậu đỏ, đậu đen..nấu chung với cơm tức là độn thêm hoặc là nấu chung với rau củ…) 
– 5-10% trái cây.
Theo chúng tôi vì ở Úc khí hậu khác với Việt Nam và mùa đông tương đối lạnh hơn Sài Gòn, số lượng trái cây nên giảm xuống về mùa đông từ 2% đến 5% (bớt âm) và tăng phần dương lên bằng 5% (canh hay xúp rong biển vì ở Việt Nam rong biển khó mua ít nhập cản rất đắt) và tăng phần gạo lứt tối đa 60% bữa ăn để thêm calo chống lạnh và giảm còn 50% gạo lứt vào mùa nóng. 
7 THỨC UỐNG 
– Uống nước đung sôi, để nguội. Gạo lứt rang vàng sậm làm trà nấu uống rất tốt (mùa hè bỏ thêm hoa cúc cho mát và thơm, mùa đông bỏ ít tí gừng dễ tiêu, và ấm cơ thể). Nếu có được lá cây chè (tea) xanh và già, người Nhật gọi là bancha uống rất quý. Chúng tôi đề nghị mỗi chùa có đất nên trồng một số cây chè để hái lá uống tốt hơn là uống trà Tàu dễ bị ung thư và kích thích khó ngủ. 
– Tránh uống các loại nước ngọt như coca cola, cam.. cà phê nên hạn chế dùng nhiều mất ngủ, có thể bị ung thư tuyến tiền liệt sinh bí đái.
– Không dùng đường các trắng. Có thể dùng đường các vàng (mía) hay mật ông nếu thèm đồ ngọt và hạn chế vì dùng nhiều đồ ngọt và trái cây một số người ăn chay trường bị bệnh đái đường.
– Tránh kẹo, bánh, mứt, làm bằng đường. Trong cơm có nhiều chất ngọt rồi, nếu ăn nhiều chất ngọt nữa thì bị bệnh. 
– Mùa nóng có thể uống Artichaut, tim sen, lá dâu. 
– Có thể rang đậu đỏ nước uống bổ thận.
8 CÁCH ĂN UỐNG 
– Ăn cơm phải nhai cho nhỏ va do nước miếng nên rất bổ.
– Ăn chậm rãi không nên ăn mau có hại bao tử. 
– Không nên chan canh vào với cơm để lùa cho mau vì sẽ khó tiêu. 
– Sau bữa ăn độ 10 phút sẽ uống nước và ít vì đã có canh rồi nếu uống nhiều khó tiêu hóa. 
– Uống nước theo số tiểu tiện mỗi ngày – đàn ông đi tiểu độ 4 lần (cả đêm) đàn bà (3 lần là vừa, nếu quá thì phải hạn chế bớt nước uống.
9 LÀM THẾ NÀO BIẾT LÀ ĂN UỐNG VỪA ĐỦ 
– Ăn đủ là sau ăn cảm giác vừa no, không nặng nề, dễ chịu, làm việc bình thường cho đến bữa ăn sau bắt đầu đói và thèm ăn.
– Hằng tháng nên cân để xem có lên cân hay sụt (đối vời tuổi trẻ thì lên cân) còn lớn tuổi và già thì số cân không thay đổi hay lên rất ít, nếu thấy sụt cân là ăn thiếu.
Ăn đúng cách thì xem các triệu chứng sau:
– Ăn xong không bị rối loạn về tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, trung tiện, sình bụng, ựa chua, nất cục, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, lạnh hay nóng.. ). Đi phân tốt có lọn màu vàng sậm, đi nhanh không phải ngồi lâu rặn, ít mùi hôi. Có khi dùng giấy vệ sinh lau không thấy có phân dính vào giấy chỉ tỏ món ăn rất quân bình (trong một tháng có một hai ngày tôi đi phân như vậy). Ngày đại tiện 1 hay 2 lần nếu ăn nhiều.
– Đi tiểu mỗi ngày từ 3 đến 4 lần cho đàn ông và từ 2 đến 3 lần cho đàn bà (kể cả ban đêm tính 24 giờ) nước tiểu màu vàng đi thông không bị bí đái, số lượng nước tiểu nhiều, không đái dầm, đái són. 
Có người theo phương pháp Ohsawa (ăn chay trường) vì ít uống nước,sau bị sạn thận phải mổ vì họ hiểu lầm kiêng ít uống nước. 
– Giấc ngủ được ngon, dễ ngủ, không bị mộng mị, ngủ và thức đúng giờ.
– Làm việc bền bỉ có sự dẻo dai không biết mệt dù lao động trí óc hay chân tay không bị các chứng vọp bẻ, uể oải, nhức mỏi, ít bị bệnh lặt vặt như cảm cúm, sỗ mũi, đau đầu.. Không bị các bệnh nan y và bệnh nặng. Vi trùng khó tấn công và thắng, vì cơ thể đủ sức chống cự. 
Phần 2 
Phần 2 THẾ NÀO LÀ ĂN CHAY 
Nhiều người trong chúng ta cứ tưởng nhầm là ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu. Thực tế, có nhiều loại ăn chay khác nhau trên thế giới. Nói chung có năm loại ăn chay là: 
– Ăn chay thuần tuý: không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ loài động vật, 
– Ăn chay uống sữa bò (theo quan điểm sữa từ mẹ nuôi nên dùng được) nhưng không ăn trứng,
– Ăn chay có trứng (theo quan điểm chỉ dùng trứng ko có trống tức chưa có mầm sống vd trứng gà công nghiệp)
– Ăn chay có sữa bò và trứng,
– Ăn chay bán phần (partime vegetarians).(vd ăn chay chỉ ăn các đv ko có máu như tôm cua sò ốc,… hay ko ăn thịt đỏ nhưng thỉnh thoảng có thể ăn thịt gia cầm)
* Ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hoà, nhiều chất béo không bão hoà, nhiều vitamin C, E … có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều thứ bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, cao huyết áp, sỏi mật và táo bón…
* Ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng béo phì và bệnh tiểu đường. Các món nhiều tinh bột như cơm chiên Dương Châu, mì xào giòn, rau cải xào nấm đông cô, phở áp chảo, chả giò, cá kho tộ, canh chua Thái Lan… được nấu với một lượng khá nhiều dầu, đường, nước cốt dừa, bột ngọt… Các món này rất ngon miệng nên được nhiều người ưa chuộng nhưng lại là nguồn cung cấp năng lượng (calorie) lớn, dễ phát phì, không tốt cho sức khoẻ. Thêm vào đó, do thức ăn chay tiêu hóa nhanh, khiến người ăn có cảm giác mau đói, phải ăn thêm cơm, mì trong bữa chính hoặc ăn tăng cường thêm bữa phụ (như khoai lang, khoai tây chiên). Đây cũng là một nguyên nhân khiến người ăn chay béo lên

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĂN CHAY CÓ SỨC KHOẺ TỐT 

– Chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt là ở người ăn chay tuyệt đối.
– Chế độ ăn chay thường ít năng lượng do có ít chất béo và mau làm no bụng (vì nhiều chất xơ). Tình trạng này dễ xảy ra ở những người tăng nhu cầu về năng lượng như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vì vậy, cần lưu ý cung cấp đủ lượng calorie cần thiết bằng cách ăn thêm bữa phụ và sử dụng những thức ăn thực vật giàu năng lượng như các hạt có dầu, sữa đậu nành có béo…
– Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiếT yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau: 
Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu.
Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mỳ…
Ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Ví dụ: Bánh mỳ với sữa, cơm hoặc mỳ sợi với phô mai.
Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô-mai, mầm lúa mỳ.
– Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh.Chất sắt còn có trong: mì ống, cơm, bánh mì, ngũ cốc các lọai như yến mạch, lúa mạch, đậu, hạt hướng dương, hạt đậu các lọai, bánh mì trắng, nước cà chua, bông cải và trái cây khô như mơ, nho, mận…..). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic… Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhũ nhi, trẻ đang dậy thì, vận động viên hoặc người mất máu nhiều nên sử dụng viên sắt bổ sung.
– Tình trạng thiếu vitamin B12 (gây thiếu máu hồng cầu to hoặc bệnh dây thần kinh) có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối vì thức ăn thực vật không có vitamin B12. Cần bổ sung vitamin này cho người ăn chay là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và đặc biệt là người cao tuổi (vì thường đi kèm với giảm hấp thu vitamin B12 do thiếu yếu tố nội tại). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.Vitamin B12 có trong: sữa ít béo và sữa không béo, ngũ cốc, sữa đậu nành
– Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm. Kẽm có trong: sữa đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, đậu và hạt các loại.
Tham khảo: danong.com
– Vitamin D có trong: sữa không béo và ít béo, sữa đậu nành, yaourt đậu nành, yaourt thường, ngũ cốc.
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĂN CHAY CÓ SỨC KHOẺ TỐT 
– Nhiều đối tượng nên ăn chay, nhưng chỉ nên ăn chay phù hợp với nhu cầu mỗi người. Nếu là người lớn, khỏe mạnh bình thường, nên ăn chay một vài lần trong một tháng cho bộ máy tiêu hóa được “vệ sinh sạch sẽ” và còn có nhiều cái lợi cho sức khỏe.
– Những người mắc các bệnh tim mạch, gan, thận mà phải ăn chay để tránh cho bệnh nặng thêm thì cần phải thay đổi thực đơn thường xuyên để các món ăn chay bổ sung cho đủ chất và nên ăn pha thêm chút thịt, cá, trứng, sữa để bảo đảm dinh dưỡng.
– Người ăn chay trường diễn như các bậc tu hành nếu là người khỏe mạnh bình thường, biết cách thay đổi món ăn cho đầy đủ chất dinh dưỡng, thì ăn chay không có vấn đề gì. Những người có nhu cầu đặc biệt, như trẻ em đang tuổi lớn, bà mẹ mang thai hay cho con bú, hoặc người bệnh mới lành, thì không nên ăn chay trường diễn vì sẽ bị thiếu dinh dưỡng.

ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH ( SƯU TẦM VÀ TÌM HIỂU)

jeudi 29 janvier 2009 17:06:53

1 ĐẢM BẢO SỨC KHOẺ KHI ĂN CHAY lời khuyên của TS. Danh là cần chế biết bữa ăn sao cho:
– Lượng chất đạm (các loại đậu, nấm, trứng, sữa…) chiếm 13-15%
– Chất béo (dầu, phó mát, đậu phộng, mè…) chiếm 20-25%, chất bột (gạo, bột mì, bắp, khoai…) chiếm 60-65%, ngoài ra cần bổ xung vitamin và khoáng chất (rau, quả).
Nếu ăn chay đầy đủ và đúng cách sẽ hoàn toàn đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cơ thể sẽ khoẻ mạnh và đầu óc sáng suốt, phòng chống được nhiều bệnh tật, góp phần bảo vệ môi trường… Và cần lưu ý, dù ăn chay hay ăn mặn thì cũng đều cần tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc sử dụng càng đa dạng các nhóm thực phẩm sẽ càng đảm bảo sức khởe lâu dài.MỄ THUẬN
2 THEO PHÁI THỰC DƯỠNG (macrobiotic) thì các món ăn được chia thành:
– Âm là các loài thực vật (thảo mộc) như các loại đậu,củ, rau và âm nhất là trái cây, các loại cà, nấm, măng..Như vậy người ăn chay trường dễ bị các bệnh về âm vì ăn các loại âm.. Người ăn chay không bệnh hay ít bị các bệnh mà người ăn mặn mắc phải như béo phệ, huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, bón, trĩ, tim, ung thư, dạ dầy… Song lại bị bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, tiêu chảy đái đường, phổi và cũng có những loại ung thư vì Về ăn chay nếu ta ăn uống quá âm thì mất quân bình thì phải có bệnh nghĩa là ăn không đúng cách ví dụ ăn quá nhiều trái cây, uống quá nhiều nước, ăn quá nhiều canh hay xúp. Mới đây một bạn ở Victoria điện thoại cho tôi hay vì anh ở nông trại có nhiều cây có trái nên anh ta lạm dụng ăn nhiều trái cây và uống quá nhiều nước nên sau đó bị bại liệt, nằm một chỗ không đi được phải ăn theo phương pháp Ohsawa (gạo lứt muối mè..) trong hai năm, nay lành bệnh và đã lập gia đình ( anh là người Thiên Chúa Giáo). Vì là Thiên Chúa Giáo tôi tin rằng trước khi bệnh anh là người ăn mặn (thịt, cá..) tuy nhiên vì lạm dụng trái cây và nước uống anh vẫn bị bại liệt như thường huống chi là các bạn ăn chay trường (không có đạm động vật làm dương) thì còn dễ bị bệnh biết bao!
Về đầy đủ thì người ăn chay quá kham khổ cũng bị bệnh như cứ ăn ròng gạo lứt muối mè quá lâu hay chỉ ăn tương chao rau muống, muối tiêu thì không đủ chất bổ lẽ tất nhiên cơ thể suy nhược sẽ có nhiều bệnh xẩy ra (đều do thiếu nhiều chất như sinh tố, khoáng, đạm thực vật..).

– Dương: các loại đạm của ĐV gồm ĐV ở biển (cá,tôm, cua..)và các con thú (nuôi trong nhà hay hoang các loài chim.. và các sản phẩm của chúng như trứng, sữa, bơ.
– Quân bình nhất tức là món ăn chính Các loại ngũ cốc (gạo, lúa mì…) với điều kiện còn lứt tức còn cám chưa chà xát cho trắng mất hết chất bổ. 
Nói như thế người ăn chay không thể mắc bệnh của người ăn mặn hay ngược lại song nói nhiều hơn, đa số hay dễ mắc bệnh hơn trong vòng tương đối khi so sánh (ngoài ra ung thư có bệnh vừa do dùng thực phẩm dương và âm gây ra chứ không phải do một loại âm hay dương). 
1/ CHẤT BÔT (glucide 
Bắt buộc ăn chay trường phải có ngũ cốc còn lứt, tức là còn cám (cơm và bánh mì điều phải lứt). Trong các món chay thì cơm và bánh mì lứt là dương nhất. Nên không có dương này để cân bằng phần quá âm của đồ ăn thì sẽ có bệnh. Chúng tôi đã gặp nhiều cư sĩ tại gia ăn chay trường bị rất nhiều bệnh vì ăn chay không đúng cách như đái đường, tim, trĩ, mất ngủ, thận, bọng đái, bại liệt,lao, bao tử, gan và nhiều bệnh khác.
Theo bs Đào Tuấn Kiệt (1966) trong một kho gạo lứt có 100 gram chất đạm cho một năng lượng là 3437 calo trong khi thịt bò cho 1330 calo và đậu nành cho 3173 calo. Vậy kể về nhiệt lượng những người ăn cơm gạo lứt có đủ sức để làm các công việc như người ăn mặn (thịt,cá..) và có sức chịu lạnh cao! 
Trong gạo lứt có đầy đủ các loại chất bổ mà không có thức ăn nào dù động vật hay thực vật có đủ để thay thế cho nó cả. Như các loại acid amin, chất béo, chất bột, chất xơ, các loại sinh tố, các loại khoáng nói tóm lại là món ăn trường sinh tăng tuổi thọ vô địch mà không có loại thuốc quí nào của đông tây y có thể thay thế (dù sâm nhung). 
Ngoài gạo, bánh mì nên dùng nếp lứt, kê lứt, bo bo lứt và riêng hắc mạch (buckwheat) rất tốt để trị ung thư. 
2/CHẤT ĐẠM
Để có đủ chất đạm (protides) người ăn chay có chất đạm trong các loại đậu. 
– Đứng đầu là đậu nành (soy hay soya bean) 1 kí lô đậu nành có đủ chất đản bạch của 31 quả trứng hay 7 lít sữa hoặc 1 kí lô thịt. Đậu nành có trong đậu phụ hay đậu khuôn (soya cake), tương nước (tamari), tương đặc (miso) hay đậu hũ. Tương nên làm mặn không nên chua; ăn có hại cho bao tử. Chao ăn ít vì lên men có thể sình bụng, no hơi, khó tiêu. Đậu xanh có nhiều chất sắt, mát gan, lọc máu dùng trong mùa hè nóng nực. 
– Giá đậu xanh; nhiều sinh tố E.
– Đậu đỏ (red bean hay azuki) bổ thận âm và dương.
– Đậu đen (black bean) bổ tỳ, bổ thận dương. Đậu trắng, 
– Đậu ván (ở Úc không có loại này. Ở miền Trung tại Huế và Nha Trang có trồng nhiều) an thần, ngủ ngon, giải nhiệt. 
– Đậu phụng (hay lạc, peanut): có nhiều acid amin tốt cho tuổi già. 
– Mè (vừng, seame): rất bổ, được các tài liệu đông và tây y công nhận (mà ăn chung với đậu phụng vì trong mỗi thứ có một số acid amin mà thứ kia không có, ăn cả hai thứ cùng một lúc mới đủ bổ).
– Các loại đậu như O-ve (haricot vert) đậu petit pois, đậu lentilles (lentil) đậu Hòa Lan, đậu Đũa v.v.. đều bổ. 
3/CHẤT BÉO
Có trong các loại dầu thảo mộc (đậu phụng, đậu nành, mè, hướng dương (sun flower) bắp (corn) oli (olive)) .. và trong các loại bơ (butter) thảo mộc hay trong các hột (seeds), trái dừa , trái bơ.. 
4 SINH TỐ 
– Dương: vtm A, D: cà rốt, khoai vàng ruột, trái trứng gà, bí ngô, các các loại dầu, bắp, tương do đậu nành làm ra, đậu xanh và đỏ, lá rau dền, diếp quan (chicorec), xoài, đu đủ, hồng…
– Âm dương quân bình: vtm B có trong gạo lứt rất nhiều. Vitamin B12: Người ăn chay bị thiếu vitamin B12 do thức ăn từ thực vật không có vitamin B12 trừ món chế từ đậu nành cho lên men, thì sẽ có vitamin B12 từ men vi sinh mà ra. Vitamin B12 chỉ có từ thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, sữa… 
– Âm:Sinh tố C có trong các trái cây và rau dưa. 
– Sinh tố D có nhiều trong các dầu thảo mộc, bơ thảo mộc, dầu thảo mộc.
– Sinh tố E có nhiều trong các phần của thảo mộc như lá, búp non, các mầm và mộng (mộng lúa, giá sống) các loại dầu thảo mộc.
– Sinh tố P có trong lá trà (chè) xanh, chanh, cam, quít, đậu phụng. 
– Sinh tố V có trong các cải bắp. Sinh tố K lá các loại rau.
– Sinh tố F trong các loại dầu thảo mộc (có nhiều iode). Sinh tố C có nhiều trong các trái cây và rau dưa nhiều nhất trong ớt loại to, rau dền, cải, su bông, chanh, chuối, xoài, đu đủ, cam ,chanh v.v.. 
Chúng ta không hoàn toàn kiêng cữ các sinh tố loại C vì âm. Người mạnh vẫn có thể ăn vừa phải trừ khi có bệnh (và tùy một số bệnh quá âm thì phải kiêng cữ) nếu ta dùng gạo lứt và bánh mì lứt làm món ăn chính. 
5 CÁC CHẤT KHOÁNG 
– Có nhiều trong gạo lứt, tương, nước suối thiên nhiên và rong biển (sea vegetable). Theo tiên sinh Ohsawa vì nước biển là âm mà rong ở dưới đó nên nó rất dương, nhất là loại rong Hiziki màu đen vì nó ở dưới độ sâu của biển. Sau này các môn đệ của Ohsawa đã thay công thức muối mè của ông bằng rong biển trong nhiều loại bệnh nhất là trong tất cả các loại bệnh ung thư họ đều khuyên ăn rong (vì rong ở biển nó hấp thụ muối thiên nhiên rất quý trong các tế bào của nó vì sống trong môi trường đó nên thứ muối này rất quý còn hơn muối ta ăn và vì tính cách dương của nó còn hơn cây mè trên đất liền).
6 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN BỮA ĂN 
– Tây y: một bữa ăn phải đủ thành phần của chất bột (glucide), chất đạm (protide) và chất béo (lipide), sinh tố và khoáng. Theo nhiều tại liệu thì người Việt Nam trung bình cần 2300 calori một ngày gồm có:
– Thành phần (glucide – bột) 76% cho 1748 calo – (protide – đạm) 12% cho 276 calo – (lipide – béo) 12% cho 276 calo
Thực đơn này áp dụng cho người ăn chay trường là đúng vì rất ít chất đạm và béo của (thịt, mở).
Nếu tính 1 gram glucide cung cấp cho cơ thể 4.1 calo, 1 gram lipide cung cấp cho cơ thể 9.3 calo thì số lượng ăn trong một ngày là: – glucide 1748/4.1 = 426 gram-lipide 276/9.3 = 29 gram-protide 276/4.1 = 67 gram. 
Khẩu phần ăn ‘chính sẽ là gạo lứt, bánh mì lứt, các loại bột lứt.. tổng cộng 426 gram chưa đầy nữa kilo,tức là 2 lon gạo (lon sữa) các đồ ăn cũng ít, không nhiều. Nếu bạn là thanh niên hay lao động mà ăn chay trường thì cần thêm gạo và đồ ăn sao cho đủ sức làm việc vào khoảng 3000 calo mỗi ngày. Nếu bạn là đàn ông thì cần calo nhiều hơn đàn bà, và về mùa đông giá lạnh thì cần tăng thêm ba thành phần trên để đủ sức chống lạnh.
Ohsawa đến VN năm 1965 đã căn cứ vào xứ nhiệt đới để đưa ra thành phần bữa ăn như sau:
– Từ 50-60% các cốc loại (gạo và các ngũ cốc)
– Từ 30-40% các thức ăn phụ như các loại đậu, củ, các chất béo,rau, dưa.
– 5% (canh hay xúp) rong biển, rau củ..
– 5% (trái cây các loại)
Nhà Ohsawa ( do nhóm Anh Minh Ngô Thành Nhân) ở Sài Gòn sau 30 năm nghiên cứu đưa ra một thực đơn gồm có:
– thức ăn chính 50-60% gạo lứt (cơm, cháo hay bột gạo lứt làm các loại bánh, hủ tiếu, mì..) và các loại ngũ cốc khác như bắp, nếp,bobo, kê v.v..
– muối mè và đậu phụng độ 1% hoặc các loại bơ mè đậu phụng 29-35% thức ăn phụ gồm các món ăn: rau, củ, tương, rong biển, v.v..
– 10% các loại đậu hạt ( như đậu đỏ, đậu đen..nấu chung với cơm tức là độn thêm hoặc là nấu chung với rau củ…) 
– 5-10% trái cây.
Theo chúng tôi vì ở Úc khí hậu khác với Việt Nam và mùa đông tương đối lạnh hơn Sài Gòn, số lượng trái cây nên giảm xuống về mùa đông từ 2% đến 5% (bớt âm) và tăng phần dương lên bằng 5% (canh hay xúp rong biển vì ở Việt Nam rong biển khó mua ít nhập cản rất đắt) và tăng phần gạo lứt tối đa 60% bữa ăn để thêm calo chống lạnh và giảm còn 50% gạo lứt vào mùa nóng. 
7 THỨC UỐNG 
– Uống nước đung sôi, để nguội. Gạo lứt rang vàng sậm làm trà nấu uống rất tốt (mùa hè bỏ thêm hoa cúc cho mát và thơm, mùa đông bỏ ít tí gừng dễ tiêu, và ấm cơ thể). Nếu có được lá cây chè (tea) xanh và già, người Nhật gọi là bancha uống rất quý. Chúng tôi đề nghị mỗi chùa có đất nên trồng một số cây chè để hái lá uống tốt hơn là uống trà Tàu dễ bị ung thư và kích thích khó ngủ. 
– Tránh uống các loại nước ngọt như coca cola, cam.. cà phê nên hạn chế dùng nhiều mất ngủ, có thể bị ung thư tuyến tiền liệt sinh bí đái.
– Không dùng đường các trắng. Có thể dùng đường các vàng (mía) hay mật ông nếu thèm đồ ngọt và hạn chế vì dùng nhiều đồ ngọt và trái cây một số người ăn chay trường bị bệnh đái đường.
– Tránh kẹo, bánh, mứt, làm bằng đường. Trong cơm có nhiều chất ngọt rồi, nếu ăn nhiều chất ngọt nữa thì bị bệnh. 
– Mùa nóng có thể uống Artichaut, tim sen, lá dâu. 
– Có thể rang đậu đỏ nước uống bổ thận.
8 CÁCH ĂN UỐNG 
– Ăn cơm phải nhai cho nhỏ va do nước miếng nên rất bổ.
– Ăn chậm rãi không nên ăn mau có hại bao tử. 
– Không nên chan canh vào với cơm để lùa cho mau vì sẽ khó tiêu. 
– Sau bữa ăn độ 10 phút sẽ uống nước và ít vì đã có canh rồi nếu uống nhiều khó tiêu hóa. 
– Uống nước theo số tiểu tiện mỗi ngày – đàn ông đi tiểu độ 4 lần (cả đêm) đàn bà (3 lần là vừa, nếu quá thì phải hạn chế bớt nước uống.
9 LÀM THẾ NÀO BIẾT LÀ ĂN UỐNG VỪA ĐỦ 
– Ăn đủ là sau ăn cảm giác vừa no, không nặng nề, dễ chịu, làm việc bình thường cho đến bữa ăn sau bắt đầu đói và thèm ăn.
– Hằng tháng nên cân để xem có lên cân hay sụt (đối vời tuổi trẻ thì lên cân) còn lớn tuổi và già thì số cân không thay đổi hay lên rất ít, nếu thấy sụt cân là ăn thiếu.
Ăn đúng cách thì xem các triệu chứng sau:
– Ăn xong không bị rối loạn về tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, trung tiện, sình bụng, ựa chua, nất cục, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, lạnh hay nóng.. ). Đi phân tốt có lọn màu vàng sậm, đi nhanh không phải ngồi lâu rặn, ít mùi hôi. Có khi dùng giấy vệ sinh lau không thấy có phân dính vào giấy chỉ tỏ món ăn rất quân bình (trong một tháng có một hai ngày tôi đi phân như vậy). Ngày đại tiện 1 hay 2 lần nếu ăn nhiều.
– Đi tiểu mỗi ngày từ 3 đến 4 lần cho đàn ông và từ 2 đến 3 lần cho đàn bà (kể cả ban đêm tính 24 giờ) nước tiểu màu vàng đi thông không bị bí đái, số lượng nước tiểu nhiều, không đái dầm, đái són. 
Có người theo phương pháp Ohsawa (ăn chay trường) vì ít uống nước,sau bị sạn thận phải mổ vì họ hiểu lầm kiêng ít uống nước. 
– Giấc ngủ được ngon, dễ ngủ, không bị mộng mị, ngủ và thức đúng giờ.
– Làm việc bền bỉ có sự dẻo dai không biết mệt dù lao động trí óc hay chân tay không bị các chứng vọp bẻ, uể oải, nhức mỏi, ít bị bệnh lặt vặt như cảm cúm, sỗ mũi, đau đầu.. Không bị các bệnh nan y và bệnh nặng. Vi trùng khó tấn công và thắng, vì cơ thể đủ sức chống cự. 
Phần 2 
Phần 2 THẾ NÀO LÀ ĂN CHAY 
Nhiều người trong chúng ta cứ tưởng nhầm là ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu. Thực tế, có nhiều loại ăn chay khác nhau trên thế giới. Nói chung có năm loại ăn chay là: 
– Ăn chay thuần tuý: không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ loài động vật, 
– Ăn chay uống sữa bò (theo quan điểm sữa từ mẹ nuôi nên dùng được) nhưng không ăn trứng,
– Ăn chay có trứng (theo quan điểm chỉ dùng trứng ko có trống tức chưa có mầm sống vd trứng gà công nghiệp)
– Ăn chay có sữa bò và trứng,
– Ăn chay bán phần (partime vegetarians).(vd ăn chay chỉ ăn các đv ko có máu như tôm cua sò ốc,… hay ko ăn thịt đỏ nhưng thỉnh thoảng có thể ăn thịt gia cầm)
* Ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hoà, nhiều chất béo không bão hoà, nhiều vitamin C, E … có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều thứ bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, cao huyết áp, sỏi mật và táo bón…
* Ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng béo phì và bệnh tiểu đường. Các món nhiều tinh bột như cơm chiên Dương Châu, mì xào giòn, rau cải xào nấm đông cô, phở áp chảo, chả giò, cá kho tộ, canh chua Thái Lan… được nấu với một lượng khá nhiều dầu, đường, nước cốt dừa, bột ngọt… Các món này rất ngon miệng nên được nhiều người ưa chuộng nhưng lại là nguồn cung cấp năng lượng (calorie) lớn, dễ phát phì, không tốt cho sức khoẻ. Thêm vào đó, do thức ăn chay tiêu hóa nhanh, khiến người ăn có cảm giác mau đói, phải ăn thêm cơm, mì trong bữa chính hoặc ăn tăng cường thêm bữa phụ (như khoai lang, khoai tây chiên). Đây cũng là một nguyên nhân khiến người ăn chay béo lên

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĂN CHAY CÓ SỨC KHOẺ TỐT 

– Chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt là ở người ăn chay tuyệt đối.
– Chế độ ăn chay thường ít năng lượng do có ít chất béo và mau làm no bụng (vì nhiều chất xơ). Tình trạng này dễ xảy ra ở những người tăng nhu cầu về năng lượng như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vì vậy, cần lưu ý cung cấp đủ lượng calorie cần thiết bằng cách ăn thêm bữa phụ và sử dụng những thức ăn thực vật giàu năng lượng như các hạt có dầu, sữa đậu nành có béo…
– Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiếT yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau: 
Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu.
Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mỳ…
Ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Ví dụ: Bánh mỳ với sữa, cơm hoặc mỳ sợi với phô mai.
Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô-mai, mầm lúa mỳ.
– Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh.Chất sắt còn có trong: mì ống, cơm, bánh mì, ngũ cốc các lọai như yến mạch, lúa mạch, đậu, hạt hướng dương, hạt đậu các lọai, bánh mì trắng, nước cà chua, bông cải và trái cây khô như mơ, nho, mận…..). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic… Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhũ nhi, trẻ đang dậy thì, vận động viên hoặc người mất máu nhiều nên sử dụng viên sắt bổ sung.
– Tình trạng thiếu vitamin B12 (gây thiếu máu hồng cầu to hoặc bệnh dây thần kinh) có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối vì thức ăn thực vật không có vitamin B12. Cần bổ sung vitamin này cho người ăn chay là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và đặc biệt là người cao tuổi (vì thường đi kèm với giảm hấp thu vitamin B12 do thiếu yếu tố nội tại). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.Vitamin B12 có trong: sữa ít béo và sữa không béo, ngũ cốc, sữa đậu nành
– Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm. Kẽm có trong: sữa đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, đậu và hạt các loại.
Tham khảo: danong.com
– Vitamin D có trong: sữa không béo và ít béo, sữa đậu nành, yaourt đậu nành, yaourt thường, ngũ cốc.
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĂN CHAY CÓ SỨC KHOẺ TỐT 
– Nhiều đối tượng nên ăn chay, nhưng chỉ nên ăn chay phù hợp với nhu cầu mỗi người. Nếu là người lớn, khỏe mạnh bình thường, nên ăn chay một vài lần trong một tháng cho bộ máy tiêu hóa được “vệ sinh sạch sẽ” và còn có nhiều cái lợi cho sức khỏe.
– Những người mắc các bệnh tim mạch, gan, thận mà phải ăn chay để tránh cho bệnh nặng thêm thì cần phải thay đổi thực đơn thường xuyên để các món ăn chay bổ sung cho đủ chất và nên ăn pha thêm chút thịt, cá, trứng, sữa để bảo đảm dinh dưỡng.
– Người ăn chay trường diễn như các bậc tu hành nếu là người khỏe mạnh bình thường, biết cách thay đổi món ăn cho đầy đủ chất dinh dưỡng, thì ăn chay không có vấn đề gì. Những người có nhu cầu đặc biệt, như trẻ em đang tuổi lớn, bà mẹ mang thai hay cho con bú, hoặc người bệnh mới lành, thì không nên ăn chay trường diễn vì sẽ bị thiếu dinh dưỡng.